Thú cưng nói chung từ lâu đã như thành viên trong gia đình nhiều người, tuy nhiên, việc mang theo thú cưng khi di chuyển hay lưu trú đôi khi bị cản trở. Ngay cả khi được phép nhưng do thủ tục phức tạp, nhập cảnh các Quốc gia có nhiều quy định riêng.
Khi có dự định đi công tác hay định cư, nhiều ba mẹ rất muốn có thể mang các bé đi. Đặc biệt, nếu bạn lần tiên muốn gửi thú cưng đi Mỹ thì càng có nhiều điều không lường trước được.
Để đảm bảo thú cưng của bạn đến nơi an toàn, nhanh chóng và đáp ứng tất cả các yêu cầu, bạn cần biết quy trình vận chuyển thú cưng đi Mỹ.
Mục Lục
Có bao nhiêu cách vận chuyển thú cưng của bạn đi Mỹ
Hiện nay, để vận chuyển thú cưng đi Mỹ có 3 cách mà bạn có thể tham khảo:
Đi cùng cabin cùng chủ: Cách này chỉ áp dụng cho những loại thú cưng nhỏ, có thể nằm vừa trong giỏ bỏ dưới chân ghế. Điều kiện để được đi trên cabin cùng chủ tuỳ thuộc vào các hãng bay với những quy định về kích thước, số kg cho phép của họ.
Bay cùng chủ theo dạng kí gửi: Những loại thú cưng có size lớn không được ngồi trên cabin nhưng chủ muốn bé bay cùng chuyến bay với chủ. Lưu ý, bạn cần tham khảo quy định hãng bay để có sự chuẩn bị chu đáo hơn. Ngoài ra cần chuẩn bị chi phí vận chuyển thú nuôi và lồng vận chuyển hàng không.
Gửi cho các công ty dịch vụ: Bên dịch vụ vận chuyển thú cưng sẽ lo mọi thủ tục, giấy tờ từ cần thiết. Chuẩn bị giấy tờ chỉ mất tầm 1 tuần, sau đó thú cưng sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không và bố mẹ chỉ cần ra sân bay đưa bé về. Chi phí tuỳ thuộc vào loại thú cưng, cân nặng và thành phố đến.
Có phải tất cả các loại thú cương đề có thể vận chuyển sang Mỹ?
Do các vấn đề về lo ngại sinh vật ngoại lai, bảo tồn gen, bảo vệ sức khỏe động vật … mà các quốc gia đều có quy định cấm vận chuyển một số những loại sinh vật nhập cảnh vào nước họ (bao gồm cả thú cưng), Mỹ cũng không ngoại lệ.
Một số ví dụ phổ biến khi vận chuyển chó mèo đi Mỹ, bạn cần chú ý các giống chó mèo không được phép vào Mỹ:
Đây là một số giống chó không được gửi đi Mỹ:
- Chó Bắc Kinh – Pekingese;
- Chó mặt xệ – Pug;
- Chó khỉ Đức – Affenpinscher;
- Chó cảnh Tây Tạng – Tibetan Spaniel;
- Chó Bull – Bulldog;
- Chó cảnh lông xù Anh – English Toy Spaniel;
- Chó sục Boston – Boston Terrier;
- Giống chó chọi của Anh – Boxer;
- Chó cảnh lông xù Tây Tạng – Lhana Apso;
- Các giống chó ngao – Mastiff;
- Chó cảnh Tây Tạng – Shih Tzu;
- Chó sục Staffordshire – Staffordshire Bull Terrier;
- Giống chó chăn cừu của Bỉ – Brussels Griffon;
- Chó lông xù Trung Quốc – Chow Chow;
- Chó ngao Pháp – Dogue de Bordeaux;
- Chó lông xù Nhật – Japanese Chin.
Các giống mèo không được phép vào Mỹ:
- Mèo Himalaya;
- Mèo Miến Điện;
- Mèo Hy Lạp;
- Mèo Ba Tư;
- Mèo Anh lông ngắn;
- Mèo Fold Scotland;
- Mèo Exotic.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra xem thú cưng của bạn có được phép vào Mỹ không bằng cách tra trên trang thông tin của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Có phải tất cả các sân bay Mỹ đều cho phép vận chuyển thú cưng đến?
Hiện hay, chỉ có 9 sân bay tại Mỹ đồng ý tiếp nhận thú cưng bay đến Mỹ như sau:
- Sân bay Quốc tế Washington Dulles tại tiểu bang Virginia.
- Sân bay Las Vegas tại tiểu bang Nevada.
- Sân bay Quốc tế New York ở thành phố New York.
- Sân bay Quốc tế Dallas / Fort Worth và sân bay Houston ở tiểu bang Texas.
- Sân bay Quốc tế Seattle-Tacoma tại tiểu bang Florida.
- Sân bay Atlanta ở tiểu bang Georgia.
- Sân bay Quốc tế Miami ở tiểu bang Florida.
- Tiểu bang California có hai sân bay quốc tế là San Francisco và Los Angeles.
- Sát biên giới Canada, Mỹ có sân bay Vancouver, Toronto.
Yêu cầu khi tự mang thú cưng Việt Nam đi Mỹ
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cơ quan quản lý và hướng dẫn việc nhập khẩu vật nuôi vào nước này:
Đối với Thú cưng: Kiểm tra sức khỏe Thú cưng trước khi bay, gắn Microchip cho thú cưng, tiêm phòng vaccine bệnh truyền nhiễm, tiêm phòng dại,…
Đồ dùng kèm theo: Lồng hàng không, bát ăn và bình nước gắn vào lồng hàng không. Chuẩn bị sẵn thức ăn, nước uống đảm bảo đầy đủ cho Thú cưng trong quá trình vận chuyển.
Bạn cũng cần kiểm tra các thủ tục pháp lý, thủ tục kiểm dịch động vật, thủ tục hải quan, thủ tục hàng khôngđể đản bảo không xảy ra việc ngoài ý muốn khi vận chuyển các bé.
Liên hệ xin phép hãng bay
Khi mua vé máy bay, việc quan trọng đầu tiên là bạn cần gọi cho các hãng hàng không mà bạn đã mua vé để xin phép hãng bay trước. Bạn cần nhấn mạnh rằng bạn muốn thú cưng đi cùng trên cabin với bạn chứ không phải đi dưới dạng hành lý ký gửi.
Sau đó bạn sẽ phải cung cấp về thông tin của bé bao gồm: tuổi, giống loài, cân nặng. Điều này đảm bảo bạn làm thủ tục được đúng, không có sai sót xảy ra hoặc có thêm lựa chọn nếu bị từ chối hoặc các thủ tục quá cảnh tại nước khác.
Đồng thời bạn cũng cung cấp thông tin về lồng vận chuyển thú cưng. Bạn cần chờ tầm 2 – 3 ngày sẽ nhận được mail báo có đồng ý cho bạn mang chúng đi cùng hay không. Nếu họ cần cung cấp giấy tờ của thú cưng thì có thể xin bổ sung trước ngày bay 2 – 3 ngày nhé.
Làm tương tự nếu bạn muốn gửi các bé đi theo dạng hành lý.
Làm giấy tờ cho thú cưng đi máy bay
Khi được sự chấp thuận của hãng bay thì việc tiếp theo là làm một số giấy tờ cho thú cưng:
- Cuốn sổ theo dõi sức khỏe đạt chuẩn (song ngữ Anh/Việt ) với đầy đủ hình ảnh và thông tin chủ cùng thú cưng do bệnh viện thú y cấp
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật xuất khẩu.
- Giấy chứng nhận xét nghiệm huyết thanh kháng thể dại (Rabies Vaccination Certificate).
- Giấy chứng nhận sức khoẻ (Animal Health Certificate).
- Bên cạnh đó gắn mã định danh (Microchip đảm bảo yêu cầu ISO 11784 với 15 kí tự) là điều bắt buộc mà bạn cần phải làm trước khi gửi thú cưng lên máy bay.
Yêu cầu về lồng vận chuyển cho thú cưng đi máy bay
Đo và chọn lồng vận chuyển: rộng (đo khoảng cách 2 bả vai), cao (đo từ đỉnh đầu tới chân), dài (đo từ mũi tới sống đuôi).
Lồng chuồng phải được đóng phù hợp với kích thước con vật. Đảm bảo thú cưng phải đứng được, ngồi được, xoay được, thể hiện các hành vi tự nhiên của nó không bị hạn chế.
Các lỗ thông thoáng phải đảm bảo, cấu trúc chắc chắn không cho các bé xổng ra ngoài. Có tay cầm với khoảng cách an toàn.
Có cửa để đưa thú cưng vào, có ngăn đựng thức ăn, thức uống và một số loài cần vật lót để nằm, hút ẩm.
Sử dụng dịch vụ gửi thú cưng Việt Nam đi Mỹ
Ngoài việc tự mang thú cưng theo chuyến bay của bạn bằng việc gửi hành lý hay dưới dạng hành lý xách tay thì bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho các công ty cung cấp dịch vụ gửi thú cưng đi Mỹ để họ có thể thực hiện mọi việc mang thú cưng đi nước ngoài thay bạn.
Các đơn vị vận chuyển thú cưng sẽ lo từ A đến Z, bạn chỉ việc lựa chọn dịch vụ phù hợp và chờ nhận thú cưng của mình tại Mỹ.
Một số hãng dịch vụ gửi thú cưng đi Mỹ mà bạn có thể tham khảo như: Helen Express, Pet Joy, PetVina. … và lưu ý cần kiểm tra độ uy tín, chất lượng cũng như giá cả của đơn vị vận chuyển trước khi lựa chọn.
Một số lưu ý khi mang thú cưng đi Mỹ bằng máy bay
Việc đầu tiên chính là luyện tập và chăm sóc sức khỏe cho chúng thật tốt, để cho chó mèo hay thú cưng cảm thấy thoải mái nhất khi đi máy bay.
Chuẩn bị sẵn thức ăn thích hợp và bỏ vào lồng cho thú cưng của bạn. Thức ăn phải là thức ăn quen của vật nuôi để tránh tình trạng bỏ ăn của chúng.
Tập thói quen cho thú cưng của bạn ngủ trong lồng nhựa trước khi bay, đảm bảo chúng không mất ngủ gây ra mất sức.
Chuẩn bị lồng vận chuyển hàng không: do tính chất vận chuyển đặc biệt nên lồng khi vận chuyển bằng máy bay cũng có những quy chuẩn riêng.
Trước khi bay, tránh việc cho thú cưng của bạn ăn. Điều này đảm bảo cho chúng không bị nôn, ói khi máy bay cất cánh.
Khi mang chó mèo hay thú cưng của bạn đi Mỹ bằng dịch vụ gửi thú cưng thì cần ghi nhận tình trạng thú cưng trước gửi và kiểm tra khi nhận để đảm bảo quyền lợi cùng như đánh giá dịch vụ khi cần.