- Trà sen – thức uống đặc sản Hà Nội
Trà sen Việt Nam là một sản phẩm, một món quà hội tụ tinh hoa của thiên nhiên đất trời. Đây là loại trà được ủ hương của hoa sen – loài hoa mọc trong hồ nước tượng trưng cho vẻ đẹp, cho sự tinh khiết, phẩm chất cao quý của con người.
Trà sen được phát kiến và sử dụng từ thế kỉ 19 ở Việt Nam. Ở thời gian đầu, gần như trà sen chỉ dành riêng cho vua Tự Đức hoặc sử dụng vào các dịp lễ tết quan trọng.
Sự cầu kỳ, phức tạp, đòi hỏi mọi thứ phải được làm một cách khéo léo nhẹ nhàng, thuần thục, nên quy trình ướp trà sen được coi là tinh hoa nghệ thuật trong văn hoá Việt Nam.
Không chỉ giải khát, đậm tính nghệ thuật, chè sen còn có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: hỗ trợ giảm cân, cải thiện giấc ngủ, chữa thiếu máu, chống viêm nhiễm, giảm stress, …
Từ những lý do trên, trà sen được xem là lựa chọn hàng đầu làm quà cho người con xa xứ. Nhấp một ngụm trà sen, hương thơm thoang thoảng, hình ảnh quê hương với ao sen, cánh đồng như hiện ra trước mắt.
- Đồ thủ công mỹ nghệ – tinh tế và đẳng cấp
Đồ thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm được làm bằng tay, không hoặc ít sử dụng đến máy móc, từ chất liệu gỗ, lá, đất sét, … để đáp ứng nhu cầu và mục đích của người sử dụng.
Không ở đất nước nào mà đồ thủ công mỹ nghệ lại gần gũi như Việt Nam, chắc có lẽ do gắn liền với những thời điểm đất nước khó khăn. Khi mà có đủ lương thực là một điều xa xỉ thì hầu như mọi thứ trên đời đều gắn liền với đôi bàn tay. Do vậy, đối với một bộ phận những người xa quê, đồ thủ công mỹ nghệ còn là ký ức tuổi thơ là hình ảnh quê hương khi thiếu thốn.
Ngày nay, những mặt hàng gỗ mỹ nghệ như tranh sơn mài, giỏ bàng, nón lá, tranh thêu, … của Việt Nam đã lên tàu thuyền, máy bay, hiện diện ở những vị trí trang trọng trong những không gian phòng khách, resort hay phòng ngủ, … ở khắp các không gian từ sang trọng đến bình dân, ở khắp các nước trên thế giới.
- Lụa tơ tằm – sang trọng và chất lượng
Theo tư liệu lịch sử, từ thời văn hóa Phùng Nguyên (tồn tại cuối thiên niên kỷ 3 TCN và kết thúc nửa đầu thiên niên kỷ II TCN), Việt Nam đã để lại những dấu tích quan trọng chứng minh kỹ thuật dệt vải: dấu vải và dọi xe sợi.
Thủ phủ lụa tơ tằm Việt Nam hiện nay là Bảo Lộc (Lâm Đồng) trung tâm sản xuất dâu tằm tơ lớn nhất Việt Nam, được thế giới đánh giá là có chất lượng thượng hạng chiếm 75% năng lực ươm tơ và 70% tơ sợi dệt lụa Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 6 về sản lượng tơ lụa trên thế giới.
Nếu có dịp đến thăm những làng nghề tơ lụa truyền thống nổi tiếng như Cổ Đô, Vạn Phúc (Hà Nội); Nha Xá (Hà Nam); Nam Cao (Thái Bình); Cổ Chất (Nam Định), Mã Châu, Duy Xuyên (Quảng Nam), Tân Châu (An Giang)… du khách sẽ có cơ hội được cảm nhận, khám phá những không gian sản xuất tơ lụa truyền thống tuyệt đẹp đầy hoài niệm….
Quá trình kỳ công để có một tấm lụa đẹp, hình ảnh người mẹ người bà bên nong tằm, những giọt mồ hôi bên khung quay, khung dệt là một miền ký ức khó quên với người Việt xưa.
- Những món đồ lưu niệm từ tre – nét đẹp dân dã
Quà lưu niệm cho người nước ngoài từ tre là món quà handmade được người nước ngoài vô cùng thích thú, đối với họ, đó không chỉ là món quà lưu niệm mà còn là linh hồn thể hiện vẻ đẹp của một đất nước giàu giá trị truyền thống, văn hóa.
Sản phẩm tre rất đa dạng, bao gồm: lồng đèn tre, chuồn chuồn tre, tượng góc tre, hộp mỹ phẩm, khay tre, tăm tre, … các công trình kiến trúc tăm tre như: chùa một cột tăm tre, nhà tăm, chợ Bến Thành, nhà hát thành phố, … mô hình lưu niệm: xe xích lô tăm tre, tàu thuyền,… Đó là món quà lưu niệm từ tre mà khách du lịch rất yêu thích và thú vị hơn khi chúng chỉ có ở Việt Nam.
- Áo dài – biểu tượng Việt Nam
Nếu như người Nhật tự hào về kimono, người Hàn nổi tiếng với hanbok thì người Việt luôn được biết đến với tà áo dài duyên dáng và thướt tha. Chiếc áo dài Việt Nam tổng thể là một bộ trang phục phô mà vẫn kín, đầy tự do, phóng khoáng. Tuy vậy nhưng vẫn đảm bảo sự sang trọng, thanh lịch, trang nhã, cần thiết. Áo dài được sử dụng bởi mọi lứa tuổi, ở mọi nơi, là quốc phục của Việt Nam.
Dù ngày nay áo dài không được sử dụng thường xuyên như trước nhưng nó luôn là lựa chọn hàng đầu của người Việt vào những dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, lễ cưới, lễ tốt nghiệp, cả những cuộc thi nhan sắc trong nước và tầm cỡ quốc tế…
Hình ảnh áo dài là hình ảnh xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, do vậy khi tặng áo a
dài là tặng cả một miền ký ức, là sự tôn trọng đối với người được nhận.
- Bánh Pía không trứng – đặc sản miền Tây
Bánh pía thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Triều Châu. Bánh do một số người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 17 mang theo, những chiếc bánh pía nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh, loại bột bánh có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn mỡ.
Các lò bánh pía đầu tiên tập trung nhiều ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Dần dần, người ngoài miền Bắc học cách làm bánh từ chiếc bánh pía nhân thịt của người Tiều mà tạo ra loại bánh trở thành đặc sản Hà Nội – bánh chả.
Có thể nói, bánh pía là một nét đặc trưng xưa còn lưu truyền đến ngày nay, việc phân bố từ nam chí bắc phần nào cho thấy sự thích thú của người Việt với loại bánh này.
- Thịt trâu gác bếp – đặc sản độc đáo Tây Bắc
Trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trâu khô, trâu hun khói,… được chế biến từ thịt thăn và bắp trâu tươi, trải qua quá trình tẩm ướp gia vị, gác bếp phức tạp bằng củi. Món ăn này có nguồn gốc từ người dân tộc Thái đen khi xưa, thời điểm mà chưa xuất hiện tủ lạnh nên người dân đành phải sấy khô (gác bếp) để bảo quản thịt dùng lâu.
Ngày nay, thịt trâu gác bếp đã trở thành đặc sản miền núi Tây Bắc, không chỉ rất được bà con nơi đây mà cả nước yêu thích. Thậm chí, món trâu này đã tạo nên cơn sốt trên khắp mọi miền đất nước và được cộng đồng nước ngoài biết đến như là một loại thức ăn đặc trưng của miền núi Việt Nam.
Thịt trâu gác bếp được nướng hoặc hấp trước khi dùng, ăn cùng chẩm chéo (cũng là một đặc sản địa phương). Hương vị khói của núi rừng, hoà quyện cùng các loại gia vị Tây Bắc sẽ khiến thực khách say đắm.
- Món mắm ở Việt Nam – đậm đà hương vị Việt
Khắp các vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có món mắm. Miền Bắc thì có mắm tôm, mắm cái, … Miền trung thì có mắm ruốc Huế, mắm rò, mắm mực, mắm tôm chua, …
Miền Nam được xem như “Vương quốc mắm”, đặc biệt là các tỉnh miền Tây. Được biết đến nhiều phải kể đến mắm ruột cá lóc, mắm tép Cà Mau, mắm cá đồng, mắm rươi Trà Vinh, mắm còng Bến Tre, mắm sặt Đồng Tháp Mười, mắm cá linh (chỉ có vào mùa nước nổi) ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp hay mắm bò hóc của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng…
Do vậy, mắm là món đặc trưng của Việt Nam. Đối với kiều bào, những người xa quê thì món mắm dể gây thương nhớ nhất, chỉ đơn giản là cơm trắng, ớt cay và mắm sống cũng đủ cho bữa cơm mặn nồng!
- Gia vị Việt – lưu giữ ẩm thực Việt Nam
Gia vị Việt Nam rất phong phú, từ thực vật đến động vật, từ sản phẩm tươi đến sản phẩm chế biến và phân bổ trải dài từ Bắc vào Nam.
Nhưng đặc trưng hơn cả phải kể đến hạt dổi, mắc khén, nước mắm, hạt tiêu, lá mắc mật, … Những loại gia vị làm nên tên tuổi của rất nhiều món đặc sản hoặc rất đặc trưng trong mâm cơm gia đình Việt Nam. Có những loại gia vị nổi tiếng và mang về hàng chục triệu đô la mỗi năm cho đất nước như hồ tiêu.
Các loại gia vị đều được phép trừ các loại lá cam, chanh, quýt và các loại hạt giống. Đặc biệt khi mang theo sả bạn sẽ bị kiểm tra rất kỹ, mất nhiều thời gian để được nhập cảnh.
- Mật ong – món quà cho sức khỏe
Sản lượng sản phẩm mật ong Việt Nam hàng năm khoảng 64.000 tấn, thị trường Hoa Kỳ rất ưa chuộng mật ong Việt Nam.
Ngoài tác dụng làm gia vị chế biến bánh và các món nướng, mật ong còn được sử dụng nhiều trong pha chế thức uống, tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, …
Mật ong Việt Nam phần lớn được nuôi và có đặc thù hương vị theo mùa hoa (mật hoa cà phê, mật hoa nhãn, …), nên cũng là một đặc trưng tạo nên món quà hết sức độc đáo.
Mật ong là hàng được phép mang vào Mỹ nhưng phải khai báo là dùng cho cá nhân mà không phải dùng để làm thức ăn cho trại nuôi ong.